Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Làng Gà ở Đà Lạt



Từ Đà Lạt xuống đèo Prenn xuôi theo quốc lộ 20 khoảng 15km, bạn sẽ đến với làng K’Long (hay còn gọi là làng Gà) - một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân Núi Voi, tại xã Hiệp.

Làng Gà là nơi định cư chủ yếu của các gia đình người K’Ho trên núi rừng Tây nguyên. Hằng ngày họ sống trong yên bình với công việc chủ yếu là lên nương, làm rẫy, lao động miệt mài kiếm sống cùng niềm tin sắt đá vào chế độ mẫu hệ thiêng liêng, vào thiên chức cao cả của người mẹ. Và đây cũng chính là khởi nguồn cho sự hình thành của cái tên rất độc đáo - làng Gà.

Theo những người dân ở đây, làng Gà được bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu đầy cảm động của đôi trai gái người K’Ho. Vì tình yêu, người con gái đã không tiếc thân mình đi tìm cho bằng được một con gà chín cựa để làm lễ vật cưới chồng. Người con gái ấy đã lao vào rừng sâu kiếm tìm trong vô vọng và cuối cùng chết bên sườn núi.

Cảm động trước tình yêu của nàng sơn nữ, dân làng đã dựng lên một con gà chín cựa bằng đá khổng lồ để tưởng nhớ. Tượng gà sừng sững như lời nhắc nhở hãy bỏ những thủ tục hà khắc để đôi lứa đến với nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Lời kể về chú gà đã đi từ làng này qua làng khác và trở thành một truyền thuyết đẹp ở xứ cao nguyên Lâm Viên này.

Hằng năm sau khi thu hoạch xong vụ mùa dân làng thường tổ chức lễ hội, mọi người tập trung dưới pho tượng Gà khổng lồ đánh cồng chiêng, uống rượu cần và cầu nguyện cho dân làng sống trong sự bình yên mưa thuận gió hòa, cầu nguyện cho tình yêu đôi lứa mãi mãi không xa cách.

Hình pho tượng này cùng truyền thuyết “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”  đã tô thắm thêm những vẽ đẹp độc đáo của dân tộc Việt Nam với ước mơ chinh phục thiên nhiên. Hiện mỗi năm làng Con Gà của người K’Ho là điểm đến thú vị của rất nhiều du khách trong và ngoài nướckhi tới du lịch Đà Lạt.

Chợ Tết ở xã Lát Đà Lạt



Vào những ngày cuối năm, đất trời Đà Lạt trở nên lạnh và không gian thấm đẫm hương hoa. Mùa lạnh và hoa nở là cái cớ để du khách tìm đến thành phố cao nguyên ngàn hoa này, và họ vẫn thích chinh phục đỉnh Lang Biang. Điểm đặc biệt là dẫu đã lên đỉnh Lang Biang vài lần, du khách vẫn thích trở lại, để lên chuyến xe đặc dụng, cùng chinh phục ngọn núi cao đầy sương mù. Nhiều du khách lại không lên đỉnh mà dừng lại ở một làng dân cư nho nhỏ cách chân núi Lang Biang chừng một cây số, để khám phá ra một đời sống khác của cộng đồng người Lạch, Kho đang sinh sống ở đây với cái tên gọi rất quen như địa danh này đã trở thành thương hiệu: Xã Lát.


Xã Lát nổi danh hơn bất cứ địa danh nào ở Đà Lạt, và người dân ở đây có một cuộc sống kinh tế khá cao bởi nhờ nguồn thu du lịch. Gần như bất cứ ai đi du lịch Đà Lạt, đến xã Lát đều thích thâm nhập vào đời sống của cộng đồng người dân tộc ở đây, cùng tham dự lửa trại, đi thăm Vườn quốc gia Bidup, thăm suối Vàng suối Bạc (mà khi lên trên đỉnh Lang Biang vào ngày nắng, có thể thấy dòng suối đó rất rõ ở bên dưới). Xã Lát còn là nơi tạo ra những tấm thổ cẩm với hoa văn độc đáo tinh tế, mà du khách rất thích mua để làm kỷ niệm cho chuyến dừng chân. Bên cạnh đó, những đội múa cồng chiêng của xã Lát là minh chứng hùng hồn về một nền văn hóa đang phát triển ở nơi này. Những tiếng cồng chiêng ngoài việc đem lại niềm vui cho khách ghé chân, là nguồn thu nhập cho cộng đồng cư dân tại đây. Độc đáo hơn là ở đây có loại nhạc cụ khèn Mbướt với âm thanh réo rắt càng làm cho khách thích thú. Xã Lát có các buôn Đăngya, Đưng, BNeur và có tới 8 đội cồng chiêng chuyên nghiệp, luôn có mặt trong các lễ hội văn hóa của tỉnh và các Festival được tổ chức ở những nơi khác, đó chính là niềm tự hào của người xã Lát.
Với dân số trên 7.000 người, trong đó hơn 5.000 người là dân tộc ít người, nhờ đời sống kinh tế phát triển cho nên vào dịp tết đến, người dân ở đây cũng rộn rã sắm tết theo cách của người có tiền. Vì thế, ngay từ trước tết một tháng, ngay trên con đường nhựa, bãi đất trống chen cùng vào nhà dân, nơi con đường đi vào trung tâm xã, đã hình thành một chợ tết khá đặc biệt để dành cho người xã Lát đi sắm tết.
Cứ tờ mờ sáng, những chuyến hàng chở bằng đủ mọi phương tiện đã tập trung tại chợ tết. Hàng hóa tết chủ yếu là hàng tiêu dùng và quần áo, các vật dụng làm đẹp. Hàng tết bán nhiều nhất là quần áo, thường là đồ mới, lấy từ TP.HCM về. Chị Hoa - chủ một sạp hàng cho biết: “Bán hàng tết ở đây chủ yếu là màu sắc và hàng phải tốt, đừng tưởng người dân tộc thích chọn đồ rẻ tiền, đồ cũ. Với họ, sắm quần áo tết ngoài cái đẹp theo mắt nhìn, còn phải bền và tốt.

Có cả chục hàng bày bán quần áo tết. Những phụ nữ gùi con sau lưng, say sưa lựa quần áo. Đừng tưởng người xã Lát không biết lựa chọn quần áo và ham giá rẻ. Chị chọn chiếc áo khoác khá đẹp, người bán ra giá 200 nghìn đồng, chị trả giá 150 nghìn đồng và cuối cùng mua chiếc áo với giá 180 nghìn đồng. Còn những cô gái lại thích những chiếc khăn quàng cổ xinh xinh, chiếc mũ thời trang. Giá mỗi chiếc mũ ở đây bình thường cũng 20 nghìn đồng hoặc lên đến 40 - 50 nghìn cũng không làm người mua e ngại.

Cô gái bán các loại mũ cho biết hàng nhập về từ TP.HCM và việc buôn bán chẳng khó khăn gì. Hạnh, cô gái bán mũ nón nói: “ở đây họ trả giá dữ lắm, nhưng nếu thích thì mua ngay”. Tôi thấy một cô gái dân tộc Kho mua ngay hai chiếc mũ để đội đi chơi tết. Hỏi cô bây giờ phải đội mũ bảo hiểm khi ra đường, mua mũ chi lắm vậy thì cô cười, bởi đi bộ dạo tết trong phố, đâu có đi xe máy mà lo ngại vướng mũ bảo hiểm.
Những hàng tiêu dùng được bà con chọn mua khá nhiều là nồi nhôm, chảo nhôm và các vật dụng linh tinh như chổi quét nhà, xô nhựa, ghế nhựa… cho đến các loại trang sức và cả nước hoa, son phấn. Một người buôn bán cho biết, nếu so mức thu nhập thì người dân xã Lát giàu lên thấy rõ nhờ làm du lịch và trồng trọt, chăn nuôi… nên nhu cầu mua sắm tết ở đây rất cao. Và những người buôn bán nắm được thị hiếu tiêu dùng của người dân nên đổ xô về đây lập chợ tết.

Chợ tết mở từ sáng đến chiều tối và thường kéo dài cả tháng. Hàng hóa cứ thế tăng lên cho đến tận giáp tết thì lại có thêm các mặt hàng không hề khác biệt với các chợ tết của người TP nào bánh, mứt, kẹo, rượu, trà…
Chen trong chợ tết xã Lát ấy lại có rất nhiều du khách. Du khách ngắm nhìn một phong tục mới hình thành. Và đôi khi, chợt gặp những chiếc áo lạnh đẹp, cũng ngã giá mua đem về. Khi lựa hàng, trả giá, du khách mới phát hiện ra rằng người dân xã Lát cũng đã sắm những mặt hàng cao cấp không thua gì mình để chờ đợi một cái tết.

Cafe chồn Đà Lạt




Chồn là cách gọi dân dã, tên chính thức của dòng này là cầy hương vòi. Cầy ăn trái cà phê chín, hạt không tiêu mà thải ra môi trường. Được dịch vị trong dạ dày cầy bao ngấm và qua quá trình chế biến nghiêm ngặt, sẽ có một loại cà phê thượng hảo hạng với giá bán “khủng”: 20 triệu đồng/kg. Cầy được nuôi trong chuồng sạch đẹp, có cả máy theo dõi nhiệt độ.

Cầy vòi hương là loài dễ tính, có thể thuần hoá như mèo nhà. Sau khi thuần hoá, cầy dễ quen và sẵn sàng cho người lạ vuốt ve. Du khách tới thưởng thức cà phê có thể chơi với những chú cầy đã được thuần hoá. Theo lời chủ trang trại, bầy cầy hương được thuần hoá sẽ nuôi thả tự do trong vườn cà phê như trong môi trường hoang dã của chúng.

Tới thăm trang trại cà phê chồn, du khách được thưởng thức những ly cà phê với hương vị đặc biệt và phong cách phục vụ rất khác so với cách uống truyền thống. Uống cà phê xong, khách được tặng chính chiếc ly với hình ảnh của mình in trực tiếp trên ly với dòng chứng nhận đã thưởng thức cà phê chồn “thứ thiệt”. Ngoài ra, khách có thể mua cà phê chồn với lượng chỉ đủ một ly được đựng trong những chiếc gùi xinh xinh mang phong vị  cao nguyên.

Bên cạnh những điểm tham quan đặc sắc của Đà Lạt, trang trại cà phê chồn Trại Hầm cũng là một điểm mà khách đi du lịch Đà Lạt có thể thưởng lãm.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Ram bắp Đà Lạt, ai đã từng ăn?

 Ram bắp Đà Lạt
Món này thì ngon khỏi phải nói luôn rồi, nếu bạn là một người thích ăn vặt và “ghiền” các món chiên nóng nòng thì bảo đảm là bạn sẽ “căng bụng” vì cứ ăn mãi món này mà quên luôn là mình đã no lúc nào không biết đấy.

Từ trái bắp tươi, người ta bào ra sau đó ướp với gia vị cuốn vào bánh tráng sau đó chiên trên chảo dầu nóng…

Cái ngon của món ăn này là ngoài chả ram bắp ra còn có chén nước lèo làm tù đậu phụng xay nhuyễn + các loại đồ chua + đĩa rau sống Đà Lạt rất hấp dẫn bạn. Bạn hãy dùng một miếng bánh tráng trải ra đĩa, bỏ vào đó một miếng chả ram + các loại đồ chua (dưa leo, củ đậu, cà rốt, củ cải…) + rau sống (rau côrôn salát, rau thơm, rau quế, tía tô…) cuộn lại với nhau sao cho gọn và đẹp mắt, bỏ chút ớt xay vào chén nước lèo nóng hổi và chắm vào rồi ăn.

Giá cả không mắc đâu, giá phục vụ cho sinh viên học sinh mà, khoảng 20.000đ/phần tùy theo quán, bạn có thể xin thêm nước lèo, rau sống, đồ chua mà không bị tốn thêm tiền, nhưng nếu đi 3 người thì bạn chỉ cần gọi 2 phần là đủ.
Ăn ở đâu, đường đi đến đó thế nào?

Quán thứ 1: Nếu bạn đang đứng ở Khu Hòa Bình thì hãy vào đường Nguyễn Văn Trỗi, lên Bùi Thị Xuân, khi nào thấy Trường Tiểu Học Nguyễn Trãi thì dừng lại, sau đó đi vào hẻm bên hông kế bên trường vài mét là thấy nhưng chổ này không ngon vì chiên không được dòn

Quán thứ 2. Nếu bạn đang đứng ở Khu Hòa Bình thì hãy vào đường Nguyễn Văn Trỗi, lên Bùi Thị Xuân khi nào thấy Trường Tiểu Học Nguyễn Trãi thì đi tiếp 100m gặp Ngã 5 Đại Học. Đứng tại ngả 5 tìm thấy quán cà phê Anh Em hỏi đường người xung quanh đường Nguyễn Công Trứ, đi theo đường Nguyễn Công Trứ xuống khoản chưa tới 10 căn nhà bên tay trái thấy quán lụp xụp thì vào đó, quán này rất ngon.
Chúc các bạn thật vui khi du lịch Đà Lạt nhé...

Địa chỉ thuê xe máy ở Đà Lạt


Bạn đi du lịch bụi Đà Lạt nhưng không biết thuê xe máy ở đâu? Vậy mình xin chỉ cho các bạn địa chỉ thuê nhé! Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ!

DV Xe máy Hoàng Anh

ĐT: 0989 008482 - 0632 221922
Địa chỉ : Số - 4K Bùi Thị Xuân Phường 2 - TP Đà Lạt
Giá thuê xe : Xe số 80.000VNĐ/Ngày
( honda wave RS - super dream - sirius )
Tay ga 100.000VNĐ/Ngày
( yamaha nouvo 3 rc & Attila - Click...)

Tay ga mới 150.000VNĐ/Ngày
(Air blade Fi 2012 - Lead - Vision - Nouvo Lx - Alizabeth)

Xe tay côn số thể thao 180.000VNĐ/NGÀY
(Suzuki rgv - Satria - Exciter 2012)
Sáng thuê từ 6h đến tối 19h30 cùng ngày thì trả xe (tính một ngày), khách thuê hai ngày trở lên thì được giữ xe qua đêm (không tính phí đêm)

DV Xe máy Huy Trung


Hộp số :80.000VNĐ/Ngày
Tay ga :100.000VNĐ/Ngày
Địa chỉ : 4 Bùi Thị Xuân Phường 2 – TP Đà Lạt
ĐT: 1212 382838

DV Xe Máy Minh Khang

Xe số 70.000VNĐ/Ngày
Xe tay ga 90.000VNĐ/Ngày
ĐT: 0937 755152
Địa chỉ : Số 65 - Cách Mạng Tháng Tám Phường 8 - TP Đà Lạt.

DV Xe Máy Thanh Hương

Xe số 70.000VNĐ/Ngày
Xe tay ga 90.000VNĐ/Ngày
ĐT: (063)3500499 - 0912057375
Địa chỉ : Số 16C – Phạm Ngũ Lão - TP Đà Lạt.

DV Xe Máy Tuấn Kiệt

Xe số 70.000VNĐ/Ngày
Xe tay ga 100.000VNĐ/Ngày
ĐT: 0919420077
Địa chỉ : Số 73/8 – Đường 3 tháng 2 – TP Đà Lạt

Ngoài ra ở các nhà nghỉ hay khách sạn còn có cho thuê xe gắn máy.


Đà Lạt là thành phố tây nguyên có độ cao khoảng 1500m so với mặt nước biển,nơi đây khí hậu mát dịu quanh năm,đường xá thông thoáng,mật độ xe máy dễ lưu thông và có rất nhiều điểm tham quan du lịch cũng như các dịch vụ mua sắm ăn uống. Cho nên du khách có thể thuê xe máy sẽ được giảm chi phí rất nhiều trong chuyến hành trình du lịch và tự do khám phá cho riêng mình để có những khoảnh khắc đẹp khi ở Đà Lạt.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Mì Hoành Thánh Tàu cao

Đà Lạt là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực mọi miền Tổ quốc và các nước. Do vậy mà khách đi du lịch Đà Lạt rất thích thưởng thức ẩm thực vùng đất cao nguyên này.

Image Một món cũng phải kể tới là quán ăn của người Tàu nằm trên đường Phan Đình Phùng có tên là: Mì hoành thánh Tàu cao. Sở dĩ có tên Tàu Cao do ông chủ quán gốc người hoa dáng cao nên được biệt danh là Tàu cao, rất ngon và giá chỉ 30.000 đồng một tô.

Ngoài món mì ở đây còn có món há cảo và bánh bao của ông làm rất ngon nổi tiếng được người dân địa phương và du khách các miền ưa thích. Quán chỉ bán buổi sáng.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Quán bún bà Công Đà Lạt

Du lịch Đà Lạt ăn bún bà Công.
bún bò bà CôngQuán bún bà Công: mở cửa từ 6g sáng đến khoảng 7g tối, bún bò, bún chả cá… có thể nói là đặc bịêt và nổi tiếng dược du khách chọn làm nơi ăn sáng nhiều năm nay, giá tô thưởng: 30.000đ, tô đặc biệt: 35.000đ. Bún bò huế bà Công: Tô bún ở đây rất lớn và ngon, có 3 loại để bạn lựa chọn: Tô nhỏ 25.000, tô lớn 30.000 và tô đặc biệt 35.000 đồng, theo tôi thì các bạn nên ăn tô lớn đặc biệt vì lâu lâu mới lên Đà lạt ăn cho đã và so sánh thử ở đây có ngon bằng xứ sở của bạn không?
Quán này nằm cạnh trường trường ĐH Đà Lạt, trên đường Phù Đổng Thiên Vương, từ ngã năm vòng xuyến trường ĐH đi hướng thung lũng tình yêu 300 mét bên tay phải. Quán bán cả ngày có khuôn viên rộng thích hợp cho bạn đậu đổ xe.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Bún bò Ấp Ánh Sáng Đà Lạt


Gọi là ấp song đó chỉ là một con đường bán bún bò Huế, do các o, các mệ người Huế chế biến nằm ngay cạnh Hồ Xuân Hương. Đường khá nhỏ, quán này san sát quán kia nhưng không có chuyện chèo kéo hay tranh giành thực khách như các nơi khác.

Khách đến đây cứ mặc nhiên rảo bộ từ đầu đến cuối đường, chọn một quán vừa ý, bước vào và an tâm thưởng thức mà không sợ bị “hớ” vì hầu như tất cả các quán đều có cùng một giá, chất lượng cũng tương tự nhau.

Khác với các nơi khác, tô bún bò Huế ở đây chân phương với nước dùng chỉ sóng sánh chút màu, khoanh giò to vừa, hành lá xắt nhuyễn và miếng huyết chín be bé. Ngoại trừ việc thiếu những trái ớt xanh sừng cong bày trên đĩa như các quán tại Huế, món bún bò tại đây gần như giữ trọn vẹn hương vị của món ăn.

Tham khảo thêm tour du lịch Đà Lạt

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Ẩm thực Đà Lạt: Bún bò Huế Nghi



Trong cái tiết trời se lạnh ở nơi thành phố du lịch Đà Lạt, một sở thích thú vị của các du khách cũng như người dân bản xứ là được thưởng thức một tô bún nóng hổi, cay cay với hương vị đậm đà khó quên.

Ngay khi bước chân vào quán, bạn sẽ cảm nhận được một phong cách rất Huế từ màu sắc, bàn ghế cho đến cách trang trí ở đây. Trên tường là các bức tranh họa tiết hoa, hay những bức phù điêu sắc sảo như tạo điểm nhấn cho không gian của quán.
Đặc biệt nhất là món bún bò Huế, theo anh Trung chủ quán thì món bún bò Huế nơi đây được làm hoàn toàn theo phong cách Huế: từ gia vị đến cách chế biến… Chủ quán muốn tạo một phong cách hoàn toàn rất Huế nơi đây, để khi bạn thưởng thức sẽ có trọn vẹn một hoài niệm về Huế xưa.

Ngoài món bún bò đặc trưng, Nghi còn phục vụ các món ăn nổi tiếng khác của xứ Huế như các loại bánh nậm, bánh lọc …và đầy đủ các loại nước ép và sinh tố trái cây Đà Lạt.

Nhân viên phục vụ lịch sự và chu đáo, không gian quán yên tĩnh, sạch sẽ cùng với các món đậm đà của Huế sẽ khiến bạn hài lòng.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Bánh canh Xuân An

Có một câu nói vui nhưng đã trở nên quen thuộc đối với người dân Đà lạt và những ai du lịch đến đây : chưa ăn bánh canh Xuân An thì xem như chưa đi du lịch Đà Lạt.


Buổi sáng quán bán món bún bò Huế, buổi chiều bán bánh canh. Hương vị bún bò nơi đây rất đặc trưng, do người Huế chính gốc đứng bán. Nồi nước dùng thơm lừng, bốc khói nghi ngút, tô bún bò hấp dẫn, đĩa rau sạch sẽ, tất cả sẽ làm cho cái lạnh buổi sáng Đà Lạt tan biến đi trong bạn…

Không tăng giá vào dịp lễ, không phân biệt giá cả giữa khách địa phương và khách du lịch.

Địa chỉ: 15A Nhà Chung, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. ( đối điện Trường Quang Trung)

ĐT: (063) 3827690