Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

XQ Sử quán Đà Lạt



Đây không phải là điểm du lịch mới nhưng là điểm đến thú vị để khám phá đối với nhiều du khách. Du khách tham quan XQ Sử Quán Đà Lạt không chỉ để xem tranh thêu mà còn để trở về với sự đồng tâm nhất trí, trở về với những huyền thoại, và những câu chuyện quê hương.. một điểm tham quan mang đậm dấu ấn Huế cổ kính và nghệ thuật trưng bày ấn tượng.


Đến đây, du khách được hòa mình vào không gian của nghề thêu và chiêm ngưỡng những tác phẩm tranh thêu tay nghê thuật tinh tế và độc đáo. Từ đó du khách có thể thưởng lãm nghệ thuật và tìm hiểu văn hóa nghề thêu truyền thống.

Quần thể độc đáo với mục đích tái hiện và trưng bày những hình ảnh của bản sắc văn hóa dân tộc đã được Công ty Tranh thêu XQ xây dựng gần thung lũng Tình Yêu. Ở đây ngoại cảnh được kiến tạo để thể hiện sự thuần khiết của thiên nhiên và những tinh hoa trong văn hóa truyền thống, với đất đá, cỏ cây và những ngôi nhà theo kiến trúc cổ truyền. Nơi dành cho khách tham quan được chia thành nhiều khu vực với những cái tên toát lên sắc thái riêng của nó: Khu vực truyền thống, Khu vực bản sắc, Vườn tri kỷ, Sân thiên nhai hội tụ…

>>>> Tham khảo thêm tour du lịch Đà Lạt

CÁC KHU VỰC CỦA XQ XỬ QUÁN
·          Khu vực truyền thống : kể lại những câu chuyện, những ký ức liên quan đến sự tồn vong của ngành nghề.
·         Khu vực bản sắc : khắc hoạ chân dung nghệ nhân XQ với những nét đẹp trong văn hoá tinh thần, tâm hồn của người phụ nữ làm nghề thêu. Đây là nơi tổ chức những nghi lễ thiêng liêng trong lễ hội giỗ Tổ nghề thêu (12 tháng 6 âm lịch hằng năm).
·         Khu vực phát tích : giới thiệu ba nghệ thuật thêu đặc sắc : nghệ thuật thêu tranh chân dung, nghệ thuật thêu tranh hai mặt, nghệ thuật thêu tranh phong cảnh.
·          Khu vực nghệ thuật người địa phương : giới thiệu những huyền thoại kỳ diệu trong nền văn hoá thành phố Đà Lạt.
Bảo tàng tranh thêu XQ : trưng bày những tác phẩm đặc sắc đã trở thành di sản và niềm tự hào của nghề thêu...


Không gian tham quan tự do, miễn phí :
- Phòng trưng bày tranh Hương vị thời gian : nơi cảm nhận được giá trị thời gian đến, thời gian đi, thời gian ở lại trong mỗi tác phẩm tranh XQ.
- Trung tâm thời trang Đà Lạt đất lạnh : tôn vinh vẻ đẹp quý phái của người phụ nữ qua những trang phục thêu tay.
- Khu phố Tóc bạc : giới thiệu nghi thức uống trà của nghệ nhân XQ, tổ chức chương trình nghệ thuật trình diễn “Đêm yêu đương của người thợ thêu” vào những ngày nghỉ cuối tuần, hằng năm tổ chức chương trình “mùa xuân các thế hệ”.- 
- Phố ẩm thực: giới thiệu những món ăn dân gian ba miền được chế biến qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân XQ. Không gian được bố trí ấn tượng, tạo nhiều bất ngờ nhưng gần gũi, hòa quện với nét thiên nhiên, khí hậu đặc trưng của miền đất Đà Lạt.

- Café nghệ thuật: tại đây bạn có thể trở thành một thi sĩ, một họa thậm chí là ca sĩ tại , hoặc thưởng thức những chương trình nghệ thuật, trình diễn vào ngày nghỉ cuối tuần.


Nội thất của một số khu vực là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật đầy tính nhân văn, hướng người xem đến sự thánh thiện, thuần khiết theo lễ giáo phương Đông. Đặc biệt là các bức tranh thêu sống động, đường nét thật tỉ mỉ và tài hoa, là kết quả của sự phối hợp giữa nghệ thuật hội họa hiện đại và tinh hoa của nghề thêu truyền thống Việt Nam.


Nghệ nhân Hoàng Thị Xuân xuất thân từ một gia đình gốc Huế đã thừa hưởng những kỷ xảo tinh tế của nghề thêu cung đình xưa. Kết hợp cùng chồng, anh Võ Văn Quân – bác sĩ ngành X quang , một nghệ sĩ với đầu óc sáng tạo và những cố gắng kiên trì đã vạch hướng đi mới cho ngành nghề, kết hợp những tinh hoa của nghề thêu với tính nghệ thuật của hội hoạ, tạo sắc màu mới cho tranh thêu Việt Nam. 

Từ năm 1990 – 1992, anh chị bắt đầu sáng tác những tác phẩm tranh thêu với chủ đề “Về một quê hương, về một đời người”. Cuối năm 1992, anh chị Xuân - Quân lên Đà Lạt mở lớp dạy nghề và đào tạo nghệ nhân thêu, đưa nghệ thuật thêu mới mang tính phổ cập dân gian. Đầu năm 1994, anh chị thành lập tổ hợp tác thêu lụa XQ Đà Lạt với 20 nghệ nhân. Ngày 30-1-1996, chính thức thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn XQ Đà Lạt. Sau 10 năm hoạt động, Công ty đã đạt được một số thành quả. 

Tranh thêu tay XQ có mặt trên toàn quốc từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt,… giải quyết việc làm cho hơn 2.000 người lao động từ phổ thông đến trình độ đại học, được cán bộ lãnh đạo Trung ương, tỉnh, thành phố, giới văn nghệ sĩ, khách hàng trong và ngoài nước yêu thích, đánh giá cao về giá trị văn hoá và nghệ thuật. Anh Quân là một trong ba người đầu tiên được trao giải thưởng “The Guide Award” tôn vinh những người có công với nền văn hoá du lịch của Việt Nam.

Địa chỉ: 258 Đường Mai Anh Đào, Tp. Đà Lạt
Giá vé: 20.000VNĐ

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Khu du lịch Đồi Mộng Mơ

Đồi Mộng Mơ là một thắng cảnh thơ mộng của Đà Lạt, mà ngay tên gọi của nó cũng đã nói lên chất “thơ”. Có người gọi đồi Mộng Mơ là Đà Lạt thu nhỏ.
Đồi Mộng Mơ là khu du lịch mới xây dựng gần đây, với sự sắp xếp đầy nghệ thuật các biệt thự, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu bán đồ lưu niệm,… tất cả tạo nên một khu du lịch khép kín đang rất thu hút khách tham quan. Ngoài cảnh đẹp, đồi Mộng Mơ còn có sự phá cách bởi biết kết hợp nét đẹp văn hóa cổ truyền. Những chương trình ca múa nhạc cùng các lễ hội cồng chiêng sẽ đem đến những thu vui riêng cũng như nhiều kiến thức mới cho du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Đồi Mộng Mơ còn có làng Văn hoá dân tộc, nơi trưng bày chum ché cổ Tây Nguyên, tham quan đồng bào dân tộc nấu rượu cần, giã gạo, dệt thổ cẩm,… cũng như xem biểu diển nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên như: Crăm, Đinh Pá, chinh Pó, chinh Arapmaoh, đàn T’rưng, khèn bầu và đàn đá. Tất cả điều đó quyện lại với nhau tạo nên vẻ đẹp rất riêng đầy quyến rũ của đồi Mộng Mơ.

>>>> Tham khảo thêm tour du lịch Đà Lạt

Dưới đây là một số điểm tham quan:
Sân khấu Công Chiêng
Sân khấu công chiêng tại khu du lịch Đồi Mộng Mơ là một mô hình đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể”. Với kiến trúc độc đáo dựa trên ý tưởng hí trường La Mã, mái hình rẽ quạt, lợp tôn màu, sân khấu lộ thiên và khán đài tam cấp chính được làm bằng đá đủ chỗ cho 700 người ngồi. Cách bố trí này tạo sự liên kết về mặt không gian văn hóa tạo cho du khách một sự thoái mái tự nhiên và gần gũi…

Hàng ngày sân khấu cồng chiêng hoạt động vào 2 thời gian chính: sáng từ 09:00-11:00 và chiều từ 15:00-17:00h. Tại đây du khách vừa xem biễu diễn văn nghệ vừa có thể thưởng thức thịt nướng, rượu cần và cùng giao lưu với các chàng trai cô gái dân tộc K’ho. Ngoài ra, đây cũng là nơi mà các công ty du lịch lữ hành và các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, hội thảo đầy sôi động và hấp dẫn.


Bào tàng Choẻ Tây Nguyên
Vào đầu năm 2011, khu du lịch Đồi Mộng Mơ đã đưa vào hoạt động Bảo tàng Choé Tây Nguyên tại khuôn viên Làng văn hoá dân tộc, đây là bảo tàng đầu tiên chuyên sưu tầm các bảo vật chum choé của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Nam Tây Nguyên.

Vượt ra ngoài phạm vi đồ dùng sinh hoạt thông thường, các loại chum choé của đồng bào còn mang những giá trị văn hoá, giá trị tâm linh đặc biệt. Chính vì vậy, khi đến với bảo tàng, quý khách sẽ được kết hợp tham quan, nghiên cứu, từ đó hiểu rõ hơn về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Hầm rượu Mộng Mơ
Nằm ngay sát bên dưới sân khấu cồng chiêng, đến với Hầm Mộng Mơ Tửu quý khách sẽ được thưỡng lãm hầm rượu với sức chứa 20.000 lít, nơi quý khách có thể thưởng thức và mua rượu về làm quà cho người thân, bao gồm rượu Mộng Mơ Xanh, Mộng Mơ Tửu, Rượu Cần và các loại Rượu Vang đặc sản của Đà Lạt, đặc biệt là loại rượu thuốc độc đáo gia truyền chỉ được độc quyền sản xuất tại Đồi Mộng Mơ.

Ngoài ra tại đây còn có sản phẩm rượu cần tây nguyên sản xuất tại làng văn hóa dân tộc với chất lượng tuyệt hảo đặc trưng của phố núi.

Cây tài lộc và tình yêu
Tương truyền rằng, những ai đã đến Đồi Mộng Mơ, nếu đã đi qua cây này thì nên dừng chân lại, ghi một lời nguyện ước nho nhỏ trên dải lụa đào: màu hồng tượng trưng cho tình yêu, màu đỏ tượng trưng cho tài lộc, sau đó buộc vào hòn sỏi nhỏ ném lên cây cao cho đến khi dải lụa nằm lại trên cây thì mong ước của mình sẽ thành sự thật. 

Chính vì vậy mà cũng không có gì lạ khi cây tài lộc và tình yêu ở đây lại mang một màu đỏ rực như sự minh chứng cho những lời nguyện cầu của biết bao du khách đã từng đặt chân đến nơi này.

Vạn Lý Trường Thành
Mô phỏng theo mô hình Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng của Trung Quốc, với độ dài 2km, Vạn Lý Trường Thành chỉ duy nhất có tại Đồi Mộng Mơ sẽ mang lại những trải nghiệm và khám phá đầy thú vị dành cho du khách nhưng chưa có dịp đặt chân đến đó, thì tại đây.

Quý khách có thể tự mình khám phá và tận hưởng cảm giác ấy với mô hình Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ dài 2km nằm ngay bên trong khu du lịch, xung quanh là rừng thông bạt ngàn với cỏ cây hoa lá cùng âm thanh reo vui của núi rừng. Từ ý tưởng tạo cho du khách cảm giác bớt mệt mỏi và tận dụng địa hình quanh co khúc khủyu băng qua ngọn đồi, mô hình độc đáo và có một không hai chỉ có tại khu du lịch Đồi Mộng Mơ sẽ để lại cho du khách cảm xúc đặc biệt khó quên…

Ngôi nhà cổ
Đi theo lối vào cổng chính khu du lịch Đồi Mộng Mơ, mô hình bản đồ Việt Nam được mô phỏng từ hoa lá đẹp mắt, tượng Đức Mẹ đồng trinh uy nghiêm thánh thiện nằm kế bên dọc theo lối vào ngôi nhà Việt cổ với tuổi đời hơn 300 năm.

Quý khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi biết ngôi nhà cổ này đã được lắp ghép với nhau bằng những lõi mộng, chốt tre – gỗ, và dễ dàng tháo rời từng phần, được di dời từ Bình Định vào, các chi tiết nhỏ được tháo ra lắp vào giống như “phép hô biến” để rồi có mặt tại Đồi Mộng Mơ một cách nguyên vẹn nhất. Bên cạnh đó, chiếc bàn xoay kì diệu bên trong nhà cổ cũng sẽ đem đến cho quý khách những phút giây đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Vườn hoa trung tâm
Vườn hoa trung tâm với đa dạng các loài hoa đầy màu sắc. Quý khách sẽ được dịp ngắm nhìn những loài hoa đặc trưng của Đà lạt như: Mai địa thảo, hoa Hồng, Cẩm tú cầu, forget me not…

Vườn hoa Hàn Mặc Tử
Ghé thăm Vườn thơ Hàn Mặc Tử, quí khách cũng có dịp ngắm hoa phong lan với nhiều loại khác nhau . Đây cũng là nơi nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã sáng tác hai bức tượng chân dung nhà thơ Hàn Mặc Tử và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tặng khu du lịch nhân dịp thành lập khu du lịch.

Thác Vàng
Lẫn đâu đó trong rừng thông xanh là thác nước tung bọt trắng xoá… Tiếng thác nước chảy hoà quyện với tiếng thông xanh rì rào sẽ đem lại cho quý khách một cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.

Khu sinh vật lạ
Nơi đây quy tụ nhiều loại sinh vật lạ từ khắp mọi miền đất nước và sẽ đem lại nhiều sự bất ngờ cho quý khách bởi những điều mới lạ và kỳ quái.

Đồi Trịnh Công Sơn
Nơi những tán cây thông tỏa ra rợp mát, quý khách có thể cùng nhau tản bộ và hít thở không khí trong lành dưới tiết trời se lạnh của thành phố Đà Lạt.

Nơi đây còn rất thích hợp cho việc tổ chức những hoạt động sinh hoạt tập thể như giao lưu, cắm trại…

Làng văn hoá dân tộc
Đến đây, quý khách sẽ hiểu được phần nào tập quán sống của ngừơi dân tộc thiểu số bản địa khi được tận mắt nhìn thấy những nhà rông đơn sơ nhưng vững chãi, nơi chứa đựng những giá trị truyền thống bao đời của người K’Ho. Thêm vào đó, quý khách còn được quan sát cách thức dệt vải, và đặc biệt là được thưởng thức biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống như đàn đá, đàn T'rưng… tuy đơn sơ nhưng không kém phần độc đáo.

Hồ Rồng
Tại đây, quý khách sẽ có cơ hội thư giãn với massage cá.

 Vé tham quan cổng chính: Người lớn: 30.000VNĐ, Trẻ em 15.000VNĐ
Dịch vụ cưỡi voi: 300.000VNĐ (2 người lớn & 1 trẻ em)
Vé tham quan khu sinh vật lạ: 10.000VNĐ
Massage cá: 30.000VNĐ (20 phút)


Thung lũng tình yêu

Thung lũng Tình Yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại thành phố du lịch Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. 

Vào những năm 30, toàn quyền Đông Dương và các cặp tình nhân người Pháp thường chọn khung cảnh này cho những buổi hẹn hò, rồi đặt tên là Vallée d'Amour. Đến thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là Thung lũng Hòa Bình, đến năm 1953, ông Nguyễn Vỹ - Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt lúc bấy giờ - đã đề xuất đổi tên thành Thung lũng tình yêu.

Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi thung lũng sâu và đồi thông quanh năm xanh biếc. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang qua thung lũng tạo thành hồ Đa Thiện, làm tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan chung, đồng thời xuất hiện thêm hai tên gọi khác bên cạnh Thung lũng Tình Yêu là đập 3 và hồ Đa Thiện 3.

Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây, Thung lũng Tình Yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh sinh động.

Giá vé vào cổng Thung Lũng Tình Yêu: Người lớn: 30.000VNĐ

                                                             Trẻ em: 8.000VNĐ

Khu du lịch Lang Biang

Khu du lịch núi Langbiang nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Gồm hai ngọn núi: Núi Ông và núi Bà. Đỉnh Langbiang nằm ở độ cao 2.167 m so với mặt biển. Lang Biang còn được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan hấp dẫn của thành phố du lịch Đà Lạt.

Langbiang – là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K’lang và nàng H'biang theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho. Chuyện kể rằng, ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré...thành chung một dân tộc K'Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang.

Do nằm ở độ cao được xem là một trong những đỉnh núi cao nhất Đà Lạt, núi Langbiang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Từ dưới chân núi, Langbiang có đầy đủ các dịch vụ du lịch: như nhà hang, quán ăn, hang lưu niệm. Đặc biệt, tại đây có dịch vụ xe Jeep đưa khách lên đỉnh khá thú vị. Ngay dưới chân núi, có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Do đó, nó được gọi là Thung lũng trăm năm, được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí.

Tại đây, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với người dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Nếu du khách không thích đi bằng xe Jeep lên đỉnh núi, du khách có thể chinh phục đỉnh núi bằng cách đi bộ theo con đường nhựa xuyên qua những cánh rừng thông và những nhà ở của dân tộc nơi đây.

Tại đỉnh núi Langbiang, có các dịch vụ như nhà hàng, quán cà phê và các dịch vụ khác như: ống nhòm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao, cưỡi ngựa chụp hình. Đặc biệt, trên đỉnh núi còn có vườn hoa, tượng chàng K’lang và nàng Hơbiang, khu bán hàng lưu niệm,...

Từ trên đỉnh núi, du khách có thể nhìn thấy Suối Vàng và Suối Bạc và toàn cảnh Đà Lạt trên cao với những màn sương mù bay phất phơ trước mặt làm bạn cứ ngỡ như là đang ở trên mây.

Giá vé vào cổng Langbiang: 10.000VNĐ/ khách
Dịch vụ xe Jeep đi lên đỉnh Labiang: 240.000VNĐ/ xe (xe 6 chỗ)

Dịch vụ giao lưu văn hoá công chiêng: 2.000.000VNĐ/ suất

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Bánh mì xíu mại

Vẫn lại là cái tên quen nhưng cách chế biến đem lại nét đặc biệt cho món ăn. Bánh mí xíu mại có ở nhiều nơi trong thành phố, cổng trường, cổng chợ… nhưng nổi tiếng nhất là quán góc ngã ba Trần Nhật Duật – Hoàng Diệu. Chỉ bán bánh mì với hai món là xíu mại và xíu mại thập cẩm nhưng từ 6h – 9h kín mít khách. Do vậy, nếu muốn ăn sáng thì bạn nên dậy sớm và thưởng thức món vừa rẻ vừa ngon này.



Mỗi phần xíu mại được bày trong chén nhỏ sâu lòng, đầy nước súp, bên trong có các viên xíu mại, chả que, da heo, rắc đầy hành bên trên. Bánh mì cũng ngon, vừa nóng vừa giòn, lại thơm.
Thưởng thức một lần cái vị ngọt xương, với cái cay nồng của ớt trong nước dùng kết hợp bánh mì mới ra lò và hành hoa thanh thanh cùng miếng xíu mại dai dai, đậm đà, thơm béo khiến cho buổi sáng Đà Lạt thêm tròn đầy.
Cứ an tâm là giá của món ngon Đà Lạt này khá bình dân, chỉ từ dưới 10.000 đồng mà thôi.
Tham khảo thêm tour du lịch Đà Lạt

Bánh ướt gà Đà Lạt



Quán bánh ướt gà lúc nào cũng đông khách. Cả người địa phương và khách du lịch đều muốn trải nghiệm vị lạ của món ăn khác thường này. Không ăn với chả, nem hay bánh tôm, nem chua như món bánh ướt nhiều nơi khác, món bánh ướt ở Đà Lạt được ăn kèm với thịt gà, lòng gà. Sự kết hợp giữa bánh dẻo, mềm với thịt gà thơm ngọt, lòng gà giòn, khiến cho món ăn trở nên rất ngon và lạ miệng.

Để thưởng thức, các bạn hãy tìm đến quán bánh ướt trên đường Tăng Bạt Hổ, gần chợ Đà Lạt, ở đây có bán cả nem nướng, giá các món ở đây từ 30.000 – 60.000 đồng, nước chấm rất ngon. Hoặc bạn cũng có thể đến quán trên ngã 5 Đại Học gần cổng Tỉnh Đội với mức giá sinh viên mềm hơn.
>>>Tham khảo thêm tour du lịch Đà Lạt